【#1】Chương 3. Kết Quả Nghiên Cứu Tình Trạng Dinh Dưỡng Của Phụ Nữ Mang Thai 6
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai 6-16 tuần
- Những đặc điểm về nhân khẩu, thai sản của phụ nữ mang thai
Dân tộc
Kinh
650
98,9
Trình độ
Tiểu học
97
14,8
Nghềnghiệp
Nông dân
289
44,0
Kinh tế gia đình
Nghèo, cận nghèo
94
14,3
Kết quả trong bảng 3.1 cho thấy hầu hết PNMT là dân tộc Kinh (98,9%). Trình độ phổ thông cơ sở là chủ yếu chiếm 53,4%; tiếp đến là trung học 23,3%, tiểu học 14,8% và trình độ trên trung học chiếm 8,5%. Có 44,0% số phụ nữ làm ruộng; 22,5% làm buôn bán, thủ công, công việc thời vụ; 14,5% là công nhân, 9,9% là công chức, viên chức nhà nước; 9,1% ở nhà không đi làm. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 14,3%.
Bảng 3.3. Đặc điểm tuổi, thai sản, số con, tuổi con gần nhất
Kết quả trong bảng 3.2 cho thấy PNMT nhiều nhất ở độ tuổi 25-29 chiếm 36,2% và độ tuổi 20-24 chiếm 35,2%. Tiếp đến độ tuổi 30-34 là 14,5%; độ tuổi ≤ 19 là 7,35% và thấp nhất là độ tuổi ≥ 35 với 6,8%. Tỷ lệ PNMT lần đầu là 28,2%, 71,8% mang thai từ 1 lần trở lên. Phụ nữ đã từng sinh con chiếm 66,5%. PNMT có một con đang sống chiếm 50,7%, PNMT có hai con đang sống chiếm 13,9% và số có ba con là 1,8%. Tuổi con nhỏ nhất dưới hai tuổi là 18,9%, có con từ hai tuổi trở lên là 65%.
- Tình trạng thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ mang thai 6-16 tuần
Bảng 3.4. Nồng độ Hemoglobin, Ferritin và Transferrin Receptor
Giá trị (TB + SD)
(n = 657)
Nồng độ Hemoglobin huyết thanh (g/l)
118,18 ± 11,09
Nồng độ Transferrin Receptor huyết thanh (mg/l)
2,94 ± 0,73
Giá trị
Trung vị (25 th – 75 th)
(n = 657)
Nồng độ Ferritin huyết thanh (µg/l)
56,0 (35,0 – 86,0)
Kết quả bảng 3.3 cho thấy nồng độ Hemoglobin của PNMT ở thời điểm nghiên cứu cắt ngang (thai 6-16 tuần) là 118,18 ± 11,09 g/l, nồng độ Ferritin huyết thanh là 56,0 (35,0 – 86,0) µg/l, nồng độ TfR huyết thanh là 2,94 ± 0,73 mg/l.
Bảng 3.5. Tỷ lệ thiếu máu và thiếu sắt ở PNMT
tại thời điểm nghiên cứu cắt ngang.
n=657
Tỷ lệ PNMT có Ferritin HT thấp (Ferritin HT <30 µg/l) n, (%)
114
17,4
Hb trung bình ( g/l)
(TB ± SD)
Tổng cộng
657
118,18 ± 11,09
Ferritin trung vị (µg/l)
TV (25 th – 75 th)
Tổng cộng
657
56,0 (35,0 – 86,0)
Hình 3.3. Tỷ lệ thiếu máu ở PNMT theo nhóm tuổi
Hình 3.1 cho thấy Tỷ lệ PNMT bị thiếu máu chung là 20,7%. Trong đó chia theo nhóm tuổi lần lượt như sau: nhóm PNMT ≤ 23 tuổi là 18,7%; 24-28 tuổi: 19,6%; ≥ 29 tuổi là 25,0%. Tỷ lệ thiếu máu của PNMT ở 3 nhóm tuổi này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 test cho các giá trị p < 0,05.
Hình 3.4. Tỷ lệ dự trữ sắt thấp và cạn kiệt ở theo nhóm tuổi
Bảng 3.7. Các chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi có thai
BMI trung bình trước khi mang thai (kg/m 2) (TB SD)
654
19,1 ± 1,9
(Cân nặng trước khi có thai là số liệu phỏng vấn hồi cứu PNMT, có 3 PNMT không nhớ; chiều cao đo tại thời điểm thai 6-16 tuần)
Kết quả bảng 3.6 về chỉ số nhân trắc của phụ nữ trước khi có thai cho thấy: cân nặng trung bình tự báo cáo của phụ nữ trước khi có thai là 45,1 ± 5,2 kg và có tới 48,9% số phụ nữ có cân nặng dưới 45 kg. Chiều cao trung bình của các đối tượng là 153,6 ± 4,61 cm và có 20,5% số đối tượng có chiều cao thấp dưới 150 cm. BMI trung bình của phụ nữ trước khi mang thai là 19,1 ± 1,9. Không có PNMT béo phì; tỷ lệ thừa cân tiền béo phì 0,2%. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5) là 55,8%. Trong đó có 43,3% số phụ nữ bị TNLTD độ 1; 9,0% bị TNLTD độ 2; 3,5% bị TNLTD độ 3.
Bảng 3.8. Nhân trắc và tuổi thai của PNMT khi tham gia nghiên cứu
Giá trị
(TB SD)
Cân nặng PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu (kg)
657
46,5 ± 5,2
Kết quả bảng 3.7 về các chỉ số nhân trắc của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu cho thấy cân nặng trung bình của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 46,5 ± 5,3 kg. Chỉ số trung bình chu vi vòng cánh tay của PNMT khi bắt đầu tham gia nghiên cứu là 23,7 ± 2,00cm. Tuổi thai trung bình của phụ nữ bắt đầu tham gia nghiên cứu là 12,3 ± 3,1 tuần.
Bảng 3.9. Tình trạng Acid folic và Vitamin B12 huyết thanh
Giá trị
Trung vị (25 th– 75 th)
Kết quả bảng 3.8 cho thấy kết quả xét nghiệm máu 655 PNMT ở thời điểm nghiên cứu cắt ngang cho thấy nồng độ acid folic huyết thanh là 28 (21,3 – 33,7) nmol/L, nồng độ Vitamin B12 huyết thanh là 400 (324 – 513) pmol /L. Có 0,8% PNMT có nồng độ Acid folic huyết thanh thấp và 0,5% PNMT có nồng độ Vitamin B12 thấp.
Bảng 3.10. Tình trạng bổ sung VCDD tới khi điều tra trước can thiệp
n
(n = 657)
Tỷ lệ
(%)
Thời gian uống trung bình (tuần)
(TB ± SD)
Có uống bổ sung
364
55,4
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy có 55,4% PNMT uống bổ sung vi chất. Trong đó 58,1% PNMT uống viên vi chất thời gian uống trung bình là 4,65 ± 3,4 tuần, 12,6% uống đa vi chất thời gian uống trung bình là 4,5 ± 3,4 tuần. Uống thuốc đông y chiếm 6,4 %, Canxi 3,7%, Các loại vitamin khác như A, B, C, E chiếm tỷ lệ nhỏ từ 0,2 đến 3,3%. Có 12 loại viên đa vi chất đã PNMT được sử dụng. Trong đó viên Obimin được sử dụng nhiều nhất chiếm 74,7%. Thứ hai là Zentomum chiếm 2,4%, Vitamin hoa quả 2,4%, Homtamin 2,4%. Tiếp đến các loại khác chiếm tỷ lệ thấp Myvita, Natavis, Prenatal, Vitacap, Vita mama, Sprivita mama, Procare (1,2%). Một số ý kiến cho rằng nếu đã đi thăm khám bác sĩ, được tư vấn uống thêm viên đa vi chất là Obimin.
Hình 3.5. Thay đổi chế độ ăn khi có thai ở PNMT điều tra trước can thiệp
Kết quả điều tra phỏng vấn hồi cứu cho thấy tỷ lệ tẩy giun của PNMT trong một năm qua là 21,8% (143/657); tỷ lệ bị quáng gà vào chiều tối là 1,8% (12/657); không có ca mắc sốt rét được điều trị trên địa bàn nghiên cứu trong năm qua.